Đặc điểm tăng áp lực động mạch phổi ở trẻ mắc thoát vị hoành bẩm sinh tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Authors: Trịnh, Phạm, Thị Thu
Trần, Minh Điển
Phương, Xuân Long
Phạm, Hồng Sơn

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến tình trạng tăng áp lực động mạch phổi của bệnh thoát vị hoành bẩm sinh trẻ sơ sinh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, bệnh nhân bị thoát vị hoành bẩm sinh (TVHBS) được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương, thời gian nghiên cứu 01/01/2015 - 30/06/2015. Đánh giá mức độ tăng áp lực động mạch phổi (ALĐMP) qua siêu âm Doppler, chia các mức độ: tăng nhẹ, vừa, nặng ALĐMP. Các yếu tố liên quan được lấy khi vào viện và trong quá trình điều trị. Số liệu được phân tích trên SPSS 20.0, phân tích hồi quy đa biến để tìm các yếu tố liên quan đến tình trạng tăng ALĐMP. Kết quả: Nghiên cứu có 163 bệnh nhân. Giá trị ALĐMP trung bình vòng 24 giờ nhập viện là 46 ± 20 mmHg (10-88 mmHg). Tỷ lệ bệnh nhân có tăng ALĐMP 72,6%, trong đó tăng ALĐMP từ trung bình đến nặng chiếm 58,9%. Tăng ALĐMP trung bình và nặng là nguy cơ làm tăng tỷ lệ tử vong của bệnh TVHBS có ý nghĩa thống kê (OR: 20,05; 95%CI: 7,2-70,3). Phân tích hồi quy đa biến các yếu tố liên quan đến tăng ALĐMP của bệnh nhân TVHBS có ý nghĩa thống kê là: tuổi vào viện < 24 giờ (OR: 3,93; 95%CI: 1.23-12.53); đặt nội khí quản ngay sau đẻ (OR: 3,09; 95%CI: 1.26-7,56); và dùng trên 2 thuốc vận mạch trước khi phẫu thuật (OR: 11,09; 95%CI: 2.44-50.37). Kết luận: Tỷ lệ tăng ALĐMP trên bệnh nhân TVHBS là 72,6%. Tăng áp động mạch phổi trung bình và nặng là yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ tử vong TVHBS. Các yếu tố liên quan đến tình trạng tăng ALĐMP của bệnh nhân TVHBS là tuổi vào viện dưới 24 giờ, phải đặt ống nội khí quản khi vào viện và dùng trên 2 thuốc vận mạch ngay trước phẫu thuật....

Chi tiết mời bạn đọc tham khảo tại đường link:

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/60684

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này