Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2018
Hình ảnh
Đa dạng thành phần loài cá ở vùng cửa sông Cổ Chiên, tỉnh Bến Tre Dựa trên kết quả định loại các mẫu cá thu được vào ba đợt khảo sát của tiểu dự án “Điều tra tổng thể đa dạng sinh học các hệ sinh thái cửa sông Việt Nam” trong năm 2011, 2012 và 2015 tại vùng cửa sông Cổ Chiên, tỉnh Bến Tre, đã xác định được 142 loài thuộc 45 họ, 11 bộ của 2 lớp cá. Trong đó, bộ cá Vược (Perciformes) chiếm ưu thế với 70 loài (chiếm 49,3%); tiếp đến là bộ cá Bơn (Pleuronectiformes) với 21 loài (chiếm 14,79%). Có 1 bộ chỉ có 1 họ với 1 loài là bộ cá Tuyết (Gadiformes). Theo các nhóm sinh thái, nhóm cá đáy chiếm ưu thế với 117 loài (chiếm 82,4%), nhóm cá nổi có 25 loài (chiếm 17,6%); nhóm cá nước lợ ưu thế hơn với 101 loài (chiếm 71,1%), nhóm cá biển có 39 loài (chiếm 27,5%) và nhóm cá nước ngọt chỉ có 2 loài (chiếm 1,4%). Nghiên cứu cũng đã xác định được 52 loài cá (chiếm 36,62%) có giá trị kinh tế cao, 1 loài có tên trong sách Đỏ Việt Nam 2007 ở mức VU và 3 loài được phân hạng NT trong Danh lụ
Hình ảnh
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng cam tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình Vùng trồng cam tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đang ngày càng phát triển nhanh cả về diện tích, năng suất, sản lượng và thương hiệu. Nghiên cứu này đã tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng cam theo phương thức thâm canh truyền thống và theo VietGAP để làm cơ sở cho việc phát triển bền vững cây cam ở Cao Phong. Nghiên cứu đã sử dụng hai phương pháp là đánh giá nhanh môi trường và phân tích chi phí lợi ích. Kết quả đã chỉ rõ mỗi hecta trồng cam đã tạo ra được việc làm cho 2 lao động với mức thu nhập là 62,5 triệu đồng/người/năm; năng suất đã tăng đáng kể nhờ áp dụng thâm canh, đạt trung bình 35tấn/ha/năm, cao nhất đến 50 tấn/ha/năm. Năm 2015, lợi nhuận trung bình của các vườn đạt trên 500 triệu đồng/ha/năm. Canh tác theo mô hình VietGAP đang được đẩy mạnh, giúp giảm chi phí hóa chất, duy trì năng suất ổn định ở mức cao và chu kỳ khai thác kinh doanh tăng gấp hai lần p