Tính khoa học và thời đại trong tư duy của Đảng về công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước
Authors: Lã, Thanh Bình
Mấy
chục năm nay, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã làm
và nói nhiều về nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy
nhiên, nhiệm vụ này không phải ngay một lúc đã nhận thức rõ ràng, đầy
đủ, trái lại phải trải qua thực hành, kiểm nghiệm mới từng bước phát
triển.
Thử nhìn lại quá trình:Trước đổi mới, Đảng ta rất coi trọng nhiệm vụ công nghiệp hóa, nhưng chưa đề cập tới hiện đại hóa.
Đại hội III (1960) chủ trương “công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa” đối với miền Bắc. Đại hội IV (1976) coi “công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (chung cho cả nước).
Sau đổi mới, nhất là từ Đại hội VII (1991) trở đi, công nghiệp hóa mới từng bước gắn liền với hiện đại hóa.
Cương lĩnh 1991 viết: Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Xin lưu ý, cụm từ dùng trong Cương lĩnh là: “công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại”.
Đại hội VIII (1996) qua Báo cáo chính trị, khẳng định: “Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị những tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”...
Title: | Tính khoa học và thời đại trong tư duy của Đảng về công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước |
Authors: | Lã, Thanh Bình |
Keywords: | Công nghiệp hóa;Hiện đại hóa;Tư tưởng Đảng Cộng sản Việt Nam |
Issue Date: | 2005 |
Publisher: | Đại học quốc gia Hà Nội |
Description: | tr. 100-113 Hội nghị khoa học nữ lần thứ 10, Hà Nội, 2005 |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/25047 |
Appears in Collections: | Kỷ yếu Hội nghị - Hội thảo (LIC) |
Nhận xét
Đăng nhận xét