Tư tưởng canh tân về kinh tế, khoa học kỹ thuật của Phạm Phú Thứ

Authors: Nguyễn, Thị Yến

Người ta chỉ biết đến cụ Phạm Phú Thứ đương kim Tả Tham tri Bộ Lại của triều đình Tự Đức là một thành viên của phái đoàn Việt Nam lúc bấy giờ vâng chỉ vua sang Pháp để xin chuộc lại ba tỉnh miền Đông với chức vụ Phó đoàn. Còn Trưởng đoàn là cụ Phan Thanh Giản (Hiệp biện đại học sĩ). Lãnh đạo đoàn còn có cụ Ngụy Khắc Đản (Án sát tỉnh Quảng Nam) và hai thông dịch viên là cụ Trương Vĩnh Ký và Nguyễn Trường Tộ. Phái bộ có tổng số tới trên 60 thành viên đi sứ với mục đích xin chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ là Biên Hòa, Gia Định và Định Tường với triều đình Napoléon đệ Tam theo Hiệp ước năm Nhân Tuất 1862 do Phan Thanh Giản ký với Pháp tại Gia Định, bởi lẽ nơi đây là đất khai nghiệp của Nhà Nguyễn (Gia Định) và là quê ngọai của vua Tự Đức (Gò Công thuộc Mỹ Tho là quê của bà Từ Dũ), (dẫn nguồn : Việt Nam sử lược, Trần Trọng Kim – NXB VH-TT 1999, trang 524).

Cụ Phạm Phú Thứ quê ở đất Bắc nhưng tổ tiên vào định cư lập nghiệp ở đất Quảng Nam từ xa xưa nên tới nay không rõ nguyên quán là nơi đâu mà chỉ biết là cụ sinh ra và lớn lên tại quê nhà là làng Điện Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam và lăng mộ của cụ cũng được xây dựng nơi đây là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

Sinh trưởng trong gia đình “Danh gia vọng tộc” được cha mẹ thương yêu giáo dục rất tốt, bản thân bộc lộ tư chất thông minh hiếu học. Thời niên thiếu cụ Phạm Phú Thứ tên Phạm Phú Hào, khi vào trường học chữ Hán lấy tên Phạm Phú Thứ (Thứ là rộng lượng), tự Thúc Minh (nhặt cái trong sạch), trong đời thường tự là Giáo Chi (dạy học), hiệu Trúc Đường (nhà tre), biệt hiệu Giá Viên (vườn mía) và Trúc An (nấp trong tre). Khi cụ mất (5/2/1882) triều đình Tự Đức ban tên Văn Ý Công...

Title: Tư tưởng canh tân về kinh tế, khoa học kỹ thuật của Phạm Phú Thứ
Authors: Nguyễn, Thị Yến
Keywords: Tư tưởng canh tân;Phạm Phú Thứ
Issue Date: 2016
Publisher: H.: ĐHKHXH&NV
Description: 82 tr.
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/33578
Appears in Collections:Luận văn - Luận án (LIC)


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này