"Vai trò của nghệ nhân dân gian trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa rối nước ở đồng bằng Bắc Bộ"
Authors: Lương, Thanh Thủy
Múa rối nước là môn nghệ thuật đặc sắc ra đời từ
nền văn hóa lúa nước. Từ một nghệ thuật mang yếu tố dân gian, múa rối
nước đã trở thành một nghệ thuật truyền thống. Và cùng với tuồng, chèo,
múa rối nước được coi là môn nghệ thuật có vị trí cao trong nghệ thuật
sân khấu dân tộc. Nói đến múa rối thì hầu như dân tộc nào cũng có, nhưng
múa rối nước thì chỉ có duy nhất ở Việt Nam. Tinh hoa của nghệ thuật
múa rối nước ngày càng nhận được nhiều sự ngưỡng mộ của bạn bè quốc tế,
trở thành một sản phẩm nghệ thuật độc đáo của Việt Nam.
Nghệ
thuật múa rối nước ra đời và kết tinh từ sự tìm tòi, sáng tạo và liên
tưởng của cha ông ta trước cuộc sống bình dị, gắn liền với nghề nông
nghiệp trồng lúa nước ở đồng bằng Bắc Bộ.
Theo
nhiều nguồn tư liệu khác nhau, múa rối nước ra đời vào triều đại nhà Lý
(1010 - 1225). Theo thời gian, nghệ thuật múa rối nước được truyền từ
đời này sang đời khác, dần dần trở thành một thú chơi tao nhã của nhân
dân ta trong các dịp lễ hội. Và đến nay, múa rối nước đã trở thành một
loại hình nghệ thuật truyền thống trong dân gian, cần được gìn giữ, bảo
tồn và phát huy.
So
với múa rối thông thường, múa rối nước mang nhiều đặc điểm khác như:
dùng mặt nước làm sân khấu; buồng rối nước hay còn gọi là thủy đình với
cấu trúc cân đối, tượng trưng cho mái đình của vùng nông thôn Việt Nam
là sân khấu biểu diễn trò rối nước....Title:
Vai trò của nghệ nhân dân gian trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa rối nước ở đồng bằng Bắc Bộ | |
Authors: | Lương, Thanh Thủy |
Keywords: | Làng Bảo Hà Múa rối nước Nghệ nhân rối nước Văn hóa truyền thống |
Issue Date: | 2008 |
Publisher: | Đại học Quốc gia Hà Nội |
Citation: | 122 tr. |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17094 |
Appears in Collections: | Luận văn - Luận án (LIC) |
Nhận xét
Đăng nhận xét