"Nghiên cứu về vai trò của giới qua tư liệu khảo cổ học"
Authors: Lâm, Thị Mỹ Dung
Bình đẳng giới là mục tiêu của đa số các quốc gia, dựa trên điều kiện và hoàn cảnh thực tế về
kinh tế, chính trị và văn hoá - xã hội, mỗi quốc gia có con đường đi
riêng và mục tiêu bình đẳng giới cũng được xác định phù hợp trong từng
giai đoạn phát triển của đất nước. Các chuyên gia cho rằng sự tham gia
của nam giới là chìa khóa cho sự thành công trong việc thực hiện bình
đẳng giới, nhưng để thay đổi cấu trúc xã hội lâu nay và thuyết phục nam
giới về tầm quan trọng của cơ hội bình đẳng cho nữ giới sẽ không dễ và
không thể thực hiện một sớm một chiều.
Theo
thời gian, mặc dù tư tưởng gia trưởng, trọng nam khinh nữ đã dần dần
mất đi, nhưng có một nghịch lý vẫn đang tồn tại quan điểm cho rằng việc
nội trợ, nuôi dưỡng con cái, chăm sóc các thành viên trong gia đình vẫn
được coi là công việc của phụ nữ và vẫn có quan niệm cho rằng các hoạt
động này không mang lại giá trị kinh tế. Điều 18 Luật Bình đẳng giới quy
định:” Vợ chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ
khác liên quan đến hôn nhân và gia đình...các thành viên nam nữ trong
gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình”; tuy nhiên trên thực
tế thời gian làm việc của phụ nữ trong gia đình thường dài hơn nam
giới, mặc dù pháp luật quy định trong gia đình, vợ chồng đều bình đẳng
với nhau về mọi mặt, cùng nhau bàn bạc, quyết định mọi vấn đề chung,
cùng chia sẻ mọi công việc cũng như chăm lo con cái, cha mẹ, nhưng trên
thực tế nam giới vẫn được coi là trụ cột gia đình, có quyền quyết định
các vấn đề lớn và là người đại diện ngoài cộng đồng. Còn các công việc
nội trợ, chăm sóc các thành viên trong gia đình thường được coi là
“thiên chức” của phụ nữ; Các kết quả thống kê cho thấy, trung bình thời
gian làm việc một ngày của phụ nữ thường kéo dài hơn nam giới. Sự chênh
lệch này chủ yếu do phụ nữ còn đảm nhiệm chính công việc nội trợ, chăm
sóc con cái ngoài vai trò sản xuất và công tác như nam giới.
Ở
thời phong kiến, nam giới thường được đề cao và thường giữ những trọng
trách trong xã hội, ở nhà người đàn ông cũng là người có quyền hành và
có quyền quyết định trong mọi vấn đề, phụ nữ thì ngoài chức năng sinh
sản, thì họ chỉ làm các công việc phục vụ gia đình, ngay cả chuyện đi
học cũng bị hạn chế. Vì vậy, họ không thể có tiếng nói trong xã hội, bị
ngược đãi trong gia đình cũng không dám kêu ca, phàn nàn vì coi đó là
bổn phận phải chịu đựng. Nhưng ở một xã hội công bằng dân chủ văn minh
thì không thể có sự phân biệt giữa người giàu và người nghèo, nam hay
nữ. Mà tất các các tầng lớp, giai cấp trong xã hội cần phải có sự bình
đẳng để cùng tồn tại và phát triển. Đó chính là mục tiêu của Đảng, Nhà
nước thể hiện ở việc phụ nữ có quyền đi học như nam giới và được hưởng
các quyền lợi như nam giới, được tham gia các hoạt động văn hoá tinh
thần, được bầu vào các chức danh nếu có khả năng quản lý điều hành công
việc…
Hiện nay, bình đẳng giới và các
quyền của phụ nữ đã được nhận thức ở cấp quốc tế và ngày càng được đẩy
mạnh hơn nhờ các Mục tiêu Thiên niên kỷ. Bình đẳng giới được coi là chìa
khóa cho sự phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh đó hiện nay đang nổi lên
các tranh luận về giá trị của việc khuyến khích nam giới cùng tham gia
vào vấn đề này. Tuy nhiên, Vai trò nam giới ở mức độ nào để đạt được
bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa gia đình?...
Title:
Nghiên cứu về vai trò của giới qua tư liệu khảo cổ học | |
Authors: | Lâm, Thị Mỹ Dung |
Keywords: | Vấn đề giới Khảo cổ học |
Issue Date: | 2004 |
Publisher: | Đại học Quốc gia Hà Nội |
Description: | tr. 235-242 Hội nghị khoa học nữ lần thứ 9, Hà Nội, 2004 |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/25365 |
Appears in Collections: | Kỷ yếu Hội nghị - Hội thảo (LIC) |
Nhận xét
Đăng nhận xét